Bệnh tiểu đường là một trong số các bệnh thuộc nhóm bệnh chuyển hóa, xảy ra khi lượng đường trong máu tăng cao do một số vấn đề liên quan đến sự tác động hoặc sản xuất của hormone insulin. Bệnh tiểu đường có thể gặp phải ở mọi người thuộc mọi lứa tuổi, chủng tộc hoặc giới tính. Tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt là những người có lối sống, sinh hoạt ăn uống không lành mạnh.
Những nghiên cứu được thực hiện thời gian gần đây cho thấy, tỷ lệ nam giới mắc bệnh tiểu đường đang có chiều hướng suy giảm. Nguyên nhân là do nhận thức về bệnh tiểu đường đã được nâng cao khiến những người đàn ông dần thay đổi một số thói quen không tốt có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ ra tỷ lệ phụ nữ mắc cũng như tử vong do bệnh tiểu đường dường như không có sự cải thiện. Tỷ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ, nhưng đã có sự thay đổi trong phân bố giới tính của bệnh tiểu đường tuýp 2 khi mà tỷ lệ nam giới mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn hẳn so với nữ giới. Những phát hiện trên chỉ ra sự ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến 2 giới là khác nhau. Và một số nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau này có thể được liệt kê bao gồm:
Bạn đang xem: Bệnh tiểu đường ở phụ nữ: Triệu chứng và các rủi ro
- Phụ nữ thường ít được phát hiện sớm và điều trị tích cực đối với các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch chuyển hóa và bệnh tiểu đường.
- Một số biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn so với ở nam giới.
- Các bệnh lý liên quan đến tim mạch ở phụ nữ cũng khác biệt và khó chẩn đoán hơn so với nam giới.
- Cơ chế hoạt động của các loại hormone cũng như tình trạng viêm ở một số cơ quan trong cơ thể người phụ nữ cũng phức tạp hơn so với nam giới.
Những số liệu thống kê thời gian gần đây do Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) công bố cho thấy có khoảng 11,7 triệu nữ giới tại quốc gia này mắc bệnh tiểu đường trong khi con số này ở nam giới là 11,3 triệu. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cho biết có khoảng 422 triệu người trưởng thành trên thế giới hiện mắc tiểu đường, con số cao hơn rất nhiều so với 108 triệu vào năm 1980.
Xem thêm : SIM Itel là SIM gì? Làm cách nào để mua SIM Itel?
Một loại tiểu đường đặc trưng ở phụ nữ được gọi là tiểu đường thai kỳ, xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai và có nhiều đặc điểm khác biệt so với tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2. Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ dao động ở mức 9,2 – 9,5% trong tổng số các trường hợp mang thai.
Đối với tiểu đường thai kỳ, các hormone trong thời kỳ mang thai của người phụ nữ thay đổi và tác động vào cách thức sản xuất cũng như vận hành của hormone điều chỉnh lượng đường trong máu insulin. Đối với nhiều người phụ nữ, lượng insulin cung cấp trong thời gian mang thai là không đủ khiến họ mắc tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường phát triển vào giai đoạn cuối của quá trình mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, đường huyết của thai phụ sẽ trở lại bình thường sau khi họ sinh con. Tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp II sau này. Do đó bác sĩ sẽ luôn đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ là cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu trong suốt phần đời còn lại.
Nguồn: https://nvh.edu.vn
Danh mục: Địa Điểm